Đối với các cá nhân đơn vị chuyển về lĩnh vực vận tải, vận chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ bốc xếp, tháo dỡ cần cần phải nắm được các nguyên tắc vận chuyển cũng như là bốc dỡ hàng hóa hóa cồng kềnh, hàng nặng. Mục đích để lựa chọn được phương tiện vận chuyển phù hợp và làm chủ được hành trình vận chuyển đến người nhận. Sau đây là một số nguyên tắc và cách bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh.
Bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh, cách nhận biết và ước lượng
Trước khi thực hiện các nguyên tắc bốc dỡ hàng hóa thì bạn cần phải biết như thế nào là loại hàng hóa cồng kềnh, cách nhận biết và cách tính khối lượng hàng hóa cồng kềnh.
Hàng hóa cồng kềnh là gì?
“Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ như sau:
Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.”
Như vậy hàng hóa cồng kềnh, hàng nặng là những loại hàng hóa có kích thước lớn, trọng lượng lớn hơn so với khoang thiết kế của các loại phương tiện vận tải thông thường và có thể gây quá tải, gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển vận chuyển.
Nhận biết và ước lượng chi phí bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh
Để nhận biết và ước lượng được loại hàng hóa cồng kềnh cũng như là có thể ước lượng được khối lượng hàng hóa xem có vượt quá mức quy định vận chuyển hay không.
Sau đây là cách nhận biết và ước tính chi phí bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh.
Số kg cho hàng hóa cồng kềnh = (Số cm chiều dài x Số cm chiều rộng x Số cm chiều cao)/5000
– Nếu số này lớn hơn số kg thực tế thì lấy số này làm căn cứ để tính phí vận chuyển.
Chẳng hạn như: Một kiện hàng có số cân nặng là 12kg và có số đo 3 chiều như sau: chiều (dài, rộng, cao) = (50cm, 40cm, 45cm)
=> Thì khi tính theo công thức dành cho hàng hóa cồng kềnh sẽ quy đổi ra số kg như sau:
(50 x 40 x 45)/6000 = 15kg
Vì trọng lượng này (15kg) lớn hơn trọng lượng thực tế (12kg) nên hàng hóa này sẽ là hàng hóa cồng kềnh. Và chi phí bốc dỡ vận chuyển hàng hóa cồng kềnh được tính theo số 15 kg.
Cách bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh
Nên thực hiện đóng gói hàng hóa ( hay còn gọi là packaging ) kỹ càng trước khi bốc dỡ hoặc vận chuyển đến nơi khác.
Đối với các loại hàng hóa cồng kềnh, hàng nặng thì cách bốc dỡ sẽ phức tạp và cần có sự tỉ mỉ hơn là cách bốc dỡ các loại hàng hóa nhẹ
Các loại hàng hóa có kích thước khối lượng lớn nên lựa chọn loại xe vận tải phù hợp, không vượt quá số kg phương tiện cho phép, hoặc có thể dùng đến xe container để vận chuyển.
Các loại hàng hóa cồng kềnh khi chất lên xe nên để từ trong ra ngoài, ưu tiên hàng hóa nặng nhất nằm bên trong gần đầu xe, các hàng hóa khác nhẹ hơn thì để dần ra phía ngoài.
Nếu hàng hóa là những vật dễ bị lăn đỗ, trượt thì nên sắp xếp theo hình bậc thang và chiều cao không vượt quá chiều rộng. Đồng thời đưa ra các giải pháp chèn, cọc hoặc kê để giữ hàng.
Đối với các loại hàng hóa có kích thước, khối lượng lớn bạn nên sử dụng các loại xe nâng để hỗ trợ việc bốc dỡ lên xe tải, tùy vào loại hàng hóa mà bạn có thể chọn loại xe nâng tay 500kg, hoặc các loại xe nâng dầu, nâng điện từ 1 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 8 tấn, hoặc trên 10 tấn tùy vào khối lượng hàng hóa mà bạn lựa chọn loại xe nâng phù hợp.
Ngoài ra đối với một số hàng hóa có kích thước và trọng lượng nằm ngoài khả năng chịu lực của xe nâng thì bạn sẽ sử dụng đến các loại xe cẩu từ 1 tấn, 2 tấn, 2.5 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 8 tấn, 10 tấn, 12 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 25 tấn, 30 tấn, 100 tấn, 200 tấn sao cho phù hợp và đáp ứng được việc bốc dỡ hàng hóa nặng.
Lưu ý khi bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh thì việc giữ an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Buộc bạn phải nắm được các nguyên tắc an toàn trong việc bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh.
Xem thêm: Cách bốc dỡ đóng gói hàng hóa dễ vỡ
Nguyên tắc an toàn trong việc bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh
Một số nguyên tắc an toàn trong việc bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh, hàng nặng bạn cần biết để bảo đảm an toàn cho mình cũng như cho mọi người.
Trước khi thực hiện việc bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh thì người lao động cần phải được kiểm tra sức khỏe xem có đủ điền kiện để làm nhiệm vụ không.
Người lao động cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động, an toàn cho cá nhân
Cần dựa vào từng loại hàng hóa nặng nhẹ, điều kiện bảo quản để cân đối sắp xếp nguồn nhân lực và hướng dẫn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ và xếp dỡ
Các loại hàng hóa cồng kềnh khi sắp xếp trong bãi không vượt quá tải trọng cho phép trên mặt nền, phải luôn bảo đảm đủ khoảng cách sao cho các phương tiện như xe nâng, xe cẩu dễ dàng xếp dỡ di dời.
Lưu ý khoảng cách giữa các phương tiện vận chuyển khi sắp xếp hàng hóa cần tuân thủ:
- Xe trước và xe sau cách nhau ít nhất 1m trên cùng một tuyến đường.
- Hai xe đứng cạnh nhau có khoảng cách ít nhất 1,5m.
- Khoảng cách giữa hàng hóa và xe cách nhau ít nhất 1m.
Lái xe không được ngồi trong cabini nếu sử dụng các thiết bị nâng và người lao động không được đứng trong thùng xe, chỉ thực hiện dỡ hàng khi hàng hóa đã được đặt vững chắc trong thùng xe
Trong quá trình xếp dỡ thì người đánh tín hiệu lưu ý cần phải thống nhất tín hiệu để các phương tiện và nhân công có thể phối hợp ăn ý với nhau. Đồng thời người ra tín hiệu phải đứng ở khu vực để cả phương tiện và nhân công dễ dàng nhienf thấy.
Khi bốc dỡ hàng hóa nên lấy xuống theo thứ tự từ trên xuống dưới và khi xếp thì xếp theo hướng từ dưới lên trên, phải giữ hàng luôn ổn định theo một hình khối nhất định.
Lưu ý nếu là hàng hóa đóng bao không được lấy quá 5 bao lúc
Hàng ròi thì không được lấy theo kiểu hàm ếch. Không để người làm việc trên đỉnh hoặc dưới chân thùng hàng
Luôn cực kì cần thận chậm rãi bốc dỡ di dời đối với các loại hàng hóa như các bình khí hóa lỏng, nén khí tránh để va chạm mạnh, và phải có các biện pháp chống rơi vỡ lúc đưa bình lên hoặc hạ xuống và phải để miệng bình hướng lên trên.
Tóm lại để bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh bạn cần phải biết phân biệt loại hàng hóa cồng kềnh, các lựa chọn loại xe vận chuyển phù hợp, phương án bốc dỡ và các quy định nguyên tắc an toàn.