Packaging là gì? vì sao những cá nhân, công ty cung cấp dịch vụ vận tải, dịch vụ bốc xếp vận chuyển hàng hóa đều phải nắm được các nguyên tắc Packaging, cũng như hiểu rõ từng loại hàng hóa vì mỗi loại hàng hóa sẽ có một cách Packaging khác nhau. Nhằm đảm bảo an toàn trong khi vận chuyển hàng hóa
Packaging là gì? mục đích, cách phân loại và yêu cầu cần biết
Packaging là gì?
Packaging hay còn được gọi là đóng gói, bao bì hàng hóa chẳng hạn như đóng gói, bao bì hàng hóa, sản phẩm, đóng gói đồ ăn, thức uống…Bao bì là một loại sản phẩm trong công nghiệp và đặc biệt được dùng để đóng gói, bao bì hoặc chứa đựng sản phẩm nhằm bảo vệ hàng hóa khi vận chuyển từ nơi này sang nới khác một các an toàn, dễ dàng xếp dỡ…
Chức năng của đóng gói sản phẩm
- Việc thực hiện đúng cách đóng gói hàng hóa sẽ giúp bảo quản và bảo vệ hàng hóa.
- Tạo thuận lợi cho việc quảng cáo hàng hóa
- Giúp việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.
Phân loại cách đóng gói hàng hóa
- Đóng gói hàng hóa theo các loại vật liệu chế tạo như bao bì được làm bằng gỗ, bìa carton hoặc kim loại…
- Đóng gói hàng hóa theo số lần sử dụng các loại bao bì như dùng một lần hoặc có thể sử dụng lại nhiều lần
- Đóng gói hàng hóa theo đặc tính chịu nén của bao bì như bìa cứng.
- Đóng gói hàng hóa sản phẩm theo công dụng của bao bì dựa vào bao bì trong và ngoài
Xem thêm: Cách bốc dỡ đóng gói hàng hóa dễ vỡ
Yêu cầu của bao bì khi đóng gói sản phẩm, hàng hóa
- Đáp ứng đủ các tiêu chuân của từng loại hình vận chuyển như: đường tàu biển, đường bộ, đường bay.
- Đáp ứng được độ bền, độ dẻo bảo đảm an toàn cho việc vận chuyển hàng hóa
- Đảm bảo phù hợp với thời tiết ở các khu vực khác nhau
- Đảm bảo thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng hóa không bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng để bảo vệ hàng hóa tốt nhất.
- Các kỹ hiệu rõ ràng thể hiện rõ chính xác đơn hàng vận chuyển tránh bị thất lạc
Quy định về việc Packaging đóng gói hàng hóa
- Đóng gói đơn vị: là dạng đóng gói bao bì các loại hàng hóa sản phẩm được sử dụng trong 1 thời gian dài bà kèm mã vạch đi kèm cho việc thanh toán.
- Đóng gói theo nhóm nhỏ hay còn gọi là bulking packaging giống như đơn vị được mua bởi một nhà bán lẻ hoặc phân phối hàng hóa sẽ được đóng gói vào thùng giấy hoặc carton.
- Đóng gói theo nhóm (group packaging) tương ứng với các loại hàng hóa được đưa lên pallet sẽ được gắn SSCC (Serial Shipping Container Code – số seri hàng hóa vận chuyển bằng container) để xác định số lượng thùng/hộp carton của toàn bộ lô hàng, hạn sử dụng và số của lô hàng.
- Đóng gói hàng hóa trong kho (Warehouse packaging) là các sản phẩm được lưu trữ trên hệ thống kệ hoặc giá đỡ. có kích thước bao bì phù hợp với kích thước của từng vị trí hàng hóa. Đối với các loại hàng hóa quá khổ sẽ được đặt ở dưới cùng của giá đỡ. Kho đóng gói bắt buộc phải được mở hoặc đóng thường xuyên để tránh gây mốc, ẩm và các con côn trùng làm mất vệ sinh.
- Đóng gói bao bì vận chuyển là là loại đóng gói dựa trên tuyến đường vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra còn dựa theo thời gian, phương tiện nâng hạ, xếp dỡ, thời tiết và môi trường khu vực liên quan. Việc đóng gói hàng hóa phải tuân thủ theo các tiêu chí của bao bì quốc tế – đặc biệt là ISO, Ủy ban kĩ thuật 122 và WPO (World Packaging Organization – Tổ chức bao bì thế giới)
Xem thêm: Cách bốc dỡ hàng hóa cồng kềnh, nhận biết và nguyên tắc an toàn
Những cách đóng gói hàng hóa cơ bản
Dưới đây là một số cách đóng gói bao bì sản phẩm hàng hóa đơn giản thường gặp nhất
Cách đóng gói hàng hóa điện tử
Những mặt hàng thuộc vào nhóm linh kiện điện tử bao gồm tivi, máy ảnh, điện thoại, máy tính… và các bo mạch điện tử.
Hàng hóa thuộc nhóm linh kiện điện tử chính xác là các sản phẩm công nghệ đòi hỏi tính bảo vệ cao bởi các linh kiện điện tử rất yếu và dễ dàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển nếu không biêt cách đóng gói cẩn thận.
Không giống với những cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ hay những loại hàng hóa thông thường khác, để đóng gói được các mặt hàng là linh kiện điện tử chúng ta cần chia thành 2 loại: loại đã qua sử dụng và loại chưa qua sử dụng.
Đôi với hàng hóa là linh kiện điện tử chưa qua sử dụng, vẫn còn nguyên và đang được đóng gói do nhà sản xuất thì nên giữ nguyên vẹn, ta chỉ việc đóng gói một lớp hộp bên ngoài bằng chất liệu mềm nhằm mục đích cố định.
Đối vơi các loại sản phẩm là linh kiện điện tử nhỏ như con chip điện tử hay điện thoại di động thì cần phải có một lớp bao lì mềm lót bọc xung quanh, kèm xốp. Còn đối với những sản phẩm có kích thước lớn trên 30kg thì bất buộc phải đóng gói hàng bằng thùng gỗ.
Đối với những sản phẩm là linh kiện điện tử mà đã qua sử dụng, không còn giữ được nguyên hộp ban đầu thì bắt buộc ta phải đóng gói bằng cách bọc sản phẩm bằng những túi nilong tránh thấm nước hay những vật liệu mềm chống va chạm. Ngoài ra những khoảng còn trống bên trong thùng phải được lấp đầy bằng vải, bông.. nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển
Cách đóng gói hàng hóa bằng thủy tinh, gốm sứ
Đối với các loại hàng hóa vận chuyển như gốm sứ, thủy tinh đều là các loại mặt hàng dễ vỡ nên để đảm bảo được hàng hóa bạn nên tuân thủ theo quy cách đóng gói hàng hóa. trước tiên bạn nên dùng các túi bóng khí bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 4 – 5 lớp và đóng gói bằng thùng carton 5 lớp.
Lưu ý khi đóng gói những loại hàng hóa dễ vỡ này vào thùng carton, bạn nên cần chèn thêm xốp hoặc mút, hạt xốp hoặc tấm bọt khí, kín 6 mặt để có thể bảo đảm an toàn được hàng hóa trong khi vận chuyển. Nên dán một cảnh báo hàng dễ vỡ bên ngoài thùng carton.
Xem thêm: Một số lưu ý khi đóng hàng container có thể bạn chưa biết?
Cách đóng gói hàng mỹ phẩm
Đối với các sản phẩm mỹ phẩm đựng trong chai lọ thì phải được bịt kín, cố định nắp sản phẩm
Lưu ý phía bên ngoài sản phẩm phải luôn được bọc kín, đông thời chèn các vật liệu để chống va đập, thấm nước và không làm xê dịch hoặc xóc nảy sản phẩm trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Quy cách đóng gói sách, văn phòng phẩm
Nếu sản phẩm hàng hóa có dạng mãnh hoặc dễ rách như tranh, bản vẽ thì phải được cuộn tròn và đựng trong lòng ống nhựa hoặc bìa carton cứng sau đó bịt kín 2 đầu.
Các mặt hàng là tạp chí, sách báo thì phải bọc trong tui nilon để tránh bị xước, sau đó bạn đặt vào trong hộp carton phù hợp kích thước
Cách đóng gói bao bì sản phẩm, thực phẩm khô
Đối với loại thực phẩm khô ta thực hiện đóng gói bằng nhiều lớn, làm sao phải thật kín để tránh phát ra mùi thu hút các con côn trùng. Luu ý là chống ẩm và hút chân không để không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Đối với các loại sản phẩm, thực phẩm khô có thời hạn ít nhất là 1 tháng, bạn cần lưu ý về điều kiện lưu giữ thực phẩm ở các đơn vị vận chuyển.
Tiêu chuẩn đóng gói đồ gia dụng
Đối với các loại hàng hóa là đồ gia dụng thì việc đóng gói đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ việc chèn thêm các loại xốp hoặc giấy bóng khi 6 mặt có độ dày tối thiểu là 5cm bao quanh trước khi cho vào thùng carto 3 lớp. Sau đó sử dụng băng dính niêm phong kỹ các mối nối bà nếp gấp là xong.
Các đóng gói chai nhựa, chất lỏng
Đối với packaging hàng hóa là hàng hóa mỹ phẩm, chai nhựa nên bọc kỹ để tránh chất lỏng chảy ra ngoài. Bảo quản trong thùng gỗ kín hoặc thùng thiếc kèm mùn cưa để hút hết chất lỏng nếu trường hợp chai lọ có bị vỡ.
Khi đặt nhiều chai lọ trong 1 thùng thì nên ngăn vách hoặc dùng các vật liệu như mút, xốp để ngăn ra chèn vào các khoảng trống để cố định.
Một số lưu ý khi lựa chọn loại bao bì phụ kiện đóng gói hàng hóa
Lưu ý một số phụ kiện hàng hóa đóng gói trên thị trường hiện này có rất nhiều loại và mẫu mã khác nhau vô cùng đa dạng. Vì vậy trước khi đóng gói bạn phải đo kích thước và chọn những loại thùng carton, thùng giấy, bao bì hoặc các phụ kiện chắc chắn, phù hợp với kích thước, thời tiết, môi trường xung quạnh cũng như một số các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến hàng hóa.